Câu chuyện nuôi tôm thành công ở Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước đi tiên phong trong nuôi tôm công nghiệp, tuy nhiên, nghề nuôi tôm tại đây lại bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Năm 2011, sự bùng phát của hội chứng chết sớm (Earlt mortality syndrome, EMS) gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành nuôi tôm.

Những năm sau đó nhóm nghiên cứu về bệnh tôm của Donald Lightner tìm được nguyên nhân gây hội chứng chết sớm là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Bệnh EMS hay còn gọi là hội chứng suy gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis disease, AHPND). Bệnh với triệu chứng gan tụy của tôm nhạt màu, cấu trúc bị biến dạng cả gan và tụy. Bệnh xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc sau đó sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tại Thái Lan, AHPND thường gây nhiễm trên tôm toàn ao nuôi. Nhiều người nuôi bỏ qua những khuyến cáo của các chuyên gia, họ cho rằng nguyên nhân là do nguồn tôm giống chất lượng không tốt. Năm 2013, bệnh AHPND gây thiệt hại trên toàn cầu khoảng 1 tỷ USD.

Nhiều người nuôi tôm tại Thái Lan không còn mặn mà với nghề nuôi tôm, tuy nhiên, một số khác tìm ra hướng đi mới cho phát triển bền vững ngành tôm. Nhiều người nuôi tập trung vào thay đổi hạ tầng khu nuôi, thiết kế lại trại nuôi.

Arunsophan không phải là một nhà khoa học, cha của ông là một người gắn bó lâu đời với nghề nuôi tôm và kinh doanh tôm. Năm 2014, ông cùng với nhà khoa học Paisarn Wong-wassana quyết định thiết kế lại, thay đổi kết cấu hạ tầng khu nuôi. Với hệ thống 33 ao nuôi gồm 4 loại ao được thiết kế khác nhau:

1) Ao nuôi với hệ thống sục khí nhằm cung cấp oxy cho sự phát triển của tôm, và cùng với chất cặn bả tích tụ ở giữa đáy ao.

2) Ao lắng 1: Trong ao này chứa chất cặn bả từ ao nuôi đồng thời thả cá phi nhằm lọc chất cặn bả và xử lý nước.

3) Ao lắng 2: Nước và cá phi từ ao lắng 1 được chuyển sang ao lắng 2, ao lắng 2 được thả bổ sung cá chẽm hay cá vượt để hạn chế sự phát triển quá mức của cá rô phi.

4) Ao nước cấp: Nước trong ao lắng 2 được chuyển sang ao nước cấp, sau đó được bổ sung khoáng và dinh dưỡng cần thiết, làm sạch nước và lọc trước khi cấp trở lại ao nuôi.

Zalo
Ảnh: Cá phi sử dụng thả trong ao lắng 1 để kiểm lọc chất cặn bả và cải thiện chất lượng nước thải từ ao nuôi tôm
Zalo
Cá vược hay cá chẽm được dùng nuôi trong ao lắng 2 nhằm kiểm soát số lượng cá phi trong ao lắng 1. Ảnh:ffish

Với hệ thống nuôi tuần hoàn nước tỉ lệ sống của tôm tăng từ 30-50% lên tới 90%. Mô hình này đang được triển khai nhân rộng với nhiều hộ nuôi tại Thái Lan. Với hệ thống nuôi tuần hoàn nhằm đảm bảo hạn chế tối đa sự xâm nhập của các yếu tố môi trường, hạn chế sự tấn công của mầm bệnh.

Trong tự nhiên, mọi thứ cần ở trạng thái cân bằng tốt nhất. Do đó, để kiểm soát dịch bệnh AHPND trên tôm biện pháp tốt nhất là tăng khả năng kháng bệnh tối đa cho vật chủ và kiểm soát hạn chế tối ta sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Nuôi cá kết hợp trong ao lắng bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát mầm bệnh trên tôm. Tuy nhiên, hệ thống nuôi với các ao nuôi được thiết kế tuần hoàn nước chưa phải là giải pháp tối ưu cho sự kiểm soát AHPND.

Zalo
Ảnh: Cá nâu (bên phải) và Cá măng (bên trái) hiện nay được nuôi trong một số ao lắng nhằm cải thiện chất lượng nước nuôi tôm

Hiện nay, một số tỉnh nuôi tôm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm hướng đến phát triển bền vững cũng đang áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, do diện tích đất không nhiều nên hệ thống ao lắng cũng như ao nước cấp không đủ để thực hiện mô hình. Thường hiện nay các tỉnh chỉ áp dụng thả một số loại cá bổ sung nhằm lọc chất cặn bả và cải thiện chất lượng nước như: cá nâu, cá đối mục, và cá măng.

Nhằm hướng đến phát triển bền vững ngành tôm, đặc biệt để giảm rủi ro cho nghề nuôi tôm, nhiều giải pháp cần được tập trung nghiên cứu bao gồm: thiết kết ao nuôi, lựa chọn hình thức nuôi (nuôi siêu thâm canh, nuôi thâm canh, hay nuôi kêt hợp), các giải pháp khoa học tiên tiến trong nuôi tôm (nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, Copperfloc, …). Hệ thống nuôi tuần hoàn nước nuôi với 4 ao nuôi như trên được xem là một trong những giải pháp có thể áp dụng; tuy nhiên, cần có sự kiểm soát và quản lý về chất lượng nước. Đối với nuôi tôm cần có biện pháp đảm bảo sự cân bằng cả về sức khỏe tôm nuôi, sự xuất hiện của mầm bệnh, và tác động của các yếu tố môi trường.

Nguồn tin: Tép Bạc

Bài viết liên quan

02/08/24
Nâng cao chất lượng tôm giống cần sự hợp lực từ nhiều phía

Nhu cầu rất lớn Theo số liệu tổng hợp từ Cục Thủy sản, năm 2023, cả ...

10/06/24
Hiểu đúng về tôm sú gia hóa và tôm sú Moana

Tổng quan về con tôm sú Tôm sú, tên khoa học là Penaeus monodon, là một loại ...

03/05/24
Mô hình 'thuận thiên' tôm - lúa mang lại sự trù phú cho cánh đồng phèn - mặn

Trước đây, khi nhắc đến đồng Chó Ngáp là nhắc đến cảnh nghèo nàn, lạc ...

02/05/24
Nỗi lo vụ tôm mới

Vấn nạn tôm “lậu” chưa dứt Tôm nhập lậu, kém chất lượng vẫn ...

25/03/24
Xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm: Thị trường Trung Quốc và Mỹ thể hiện “sức hút”

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với ...

18/03/24
Tăng tốc chuẩn bị, đếm ngược chờ ngày bắt đầu VietShrimp 2024

Chỉ còn rất ít ngày nữa, Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm ...

13/03/24
Sóc Trăng: Triển khai nhiều giải pháp để vụ nuôi tôm thành công

2023 là một năm đặc biệt khó khăn, thế nhưng, ngành tôm Sóc Trăng vẫn đạt ...

13/05/24
Yêu cầu kỹ thuật trong nuôi tôm nước ngọt

Nuôi tôm trong ao nước ngọt là mô hình đã được triển khai trong vài ...

06/03/24
Chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi thả tôm

Chuẩn bị vật tư Các vật tư trang thiết bị sau một vụ nuôi kéo ...

12/03/24
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến đem đến thành công cho các hộ nuôi

Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) kết hợp đang được áp ...