Mùa mưa kéo dài với lượng nước lớn và biến động môi trường đột ngột có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của tôm nuôi, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Do đó, việc nâm vững cách phòng bệnh mùa mưa cho tôm hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo thành công cho vụ nuôi tôm.
Thả giống vào mùa mưa
Tùy vào diện tích ao nuôi, cần phân chia mật độ phù hợp để chọn mua tôm giống đúng, đủ số lượng. Bởi, trong mùa mưa, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước dễ biến động, nên thả với mật độ vừa phải (dưới 25 con/m2), tránh mật độ dày. Các yếu tố môi trường dễ biến động (pH, độ kiềm, độ mặn...) nên việc thả thưa sẽ giúp người nuôi kiểm soát và quản lý ao nuôi của mình được tốt hơn.
Quản lý môi trường ao nuôi tôm vào mùa mưa
pH: Ao nuôi thông thường có pH dao động ở mức 7,5 – 8,5, thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Mưa lớn hoặc mưa kéo dài, làm tăng lượng nước mưa vào trong ao nuôi, do nước mưa có tính chất axit cộng thêm quá trình rửa trôi phèn từ bờ xuống làm cho pH trong ao tôm giảm. Vì vậy, người nuôi cần bón vôi trước và trong những trận mưa kéo dài. Rải või dọc theo đường bờ ao khi trời mưa với liều lượng 10 kg/100 m². Nếu đo pH trong ao tôm thấp, sử dụng vôi nông nghiệp CaCO liều lượng 10 - 20 kg/1.000 m³ tùy giá trị pH đo được (chạy quạt để trộn đều nước), xử lý từ từ cho đến khi pH năm trong ngưỡng thích hợp (từ 7,5 trở lên).
Kiểm soát độ kiềm: Độ kiềm thích hợp cho ao nuôi tôm sú là từ 85 - 130 mg/l; TTCT năm trong khoáng 100 - 150 mg/lit. Nuôi tôm mùa mưa, độ kiềm ao nuôi có xu hướng giảm do lượng nước mưa đổ vào ao lớn, vì vậy, cần dùng vôi Dolomite ngâm vào nước ngọt sạch sau 24 giờ tạt đều xuống ao vào 8 - 10 giờ đêm với mức 1,655 g või Dolomite/m³ nước sẽ tăng độ kiểm lên 1 mg/lit.
Nước ao bị đục: Mưa làm rửa trôi bờ ao, dòng chảy trên ao, cùng đó cuốn trôi các chất hữu cơ, hạt sét từ trên bờ xuống ao tôm. Nước ao tôm bị đục gây hạn chế khả năng quang hợp của táo, gây thiếu ôxy cục bộ trong ao, làm tôm thiếu ôxy, cực đoan có thể khiến táo tân đột ngột, tôm bị đen mang, vàng mang do ảnh hưởng của những vật chất lơ lửng có trong nước bám vào mang tôm. Để xử lý tốt tình trạng này, có thể sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat Al2(SO4)3 hoặc thạch cao để làm trong nước. Sau khi nước giám đục, cần tiến hành gây màu nước để tạo môi trường ổn định cho tôm.
Ngoài ra, cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường vi khuẩn có lợi cho ao nuôi, đồng thời ổn định nguồn nước cho ao.
Chăm sóc tôm trong mùa mưa
Thường xuyên quan sát tình trạng tôm bơi lội trong ao. Khi có hiện tượng cá, tôm nổi đâu cần xác định nguyên nhân do đâu, nếu là do thiếu ôxy, cần tăng quạt nước hoặc phun nước, giảm lượng thức ăn, thay một phần nước ao, hoặc cấp thêm nước mới vào ao, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ. Sau mỗi lần thay nước phải xử lý nước bằng cách tạt vôi bột (vôi nông nghiệp) với liều lượng 30 kg/1.000 m3 nước để làm cho nước trong sạch.
Khi trời mưa cần giảm lượng thức ăn cho tôm, đặc biệt là tránh để dư thừa thức ăn. Việc để thừa thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng tôm đóng rong, hiện tượng tảo lục phát triển mạnh.
Người nuôi cần kiểm tra sự sinh trưởng của tôm để có biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là nhận biết dấu hiệu mắc bệnh của tôm trong mùa mưa để phòng bệnh như tôm vùi mình, tiêu hóa thức ăn và bật mồi kém, dễ mắc các bệnh như vi khuẩn nấm, bệnh phân trắng....
Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C trộn vào thức ăn hàng ngày. Hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc sử dụng. Đặc biệt người nuôi có thể áp dụng phương pháp nuôi tôm cho ăn tỏi để tăng sức đề kháng, có thể phòng được bệnh gan tụy và phân trắng. Đồng thời, cách nuôi này có thể giải phóng được chất cặn bã, tránh bệnh tật cho tôm. Tạt Vitamin C, khoảng xuống ao để chống sốc cho tôm.
Áp dụng các cách phòng bệnh mùa mưa cho tôm nuôi cụ thể
Bệnh do vi khuẩn nấm: Sử dụng các loại thuốc sát trùng như BKC, lodine... theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tăng cường vi sinh có lợi để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Bệnh phân trâng: Cải thiện chất lượng nước ao nuôi, đặc biệt là giảm lượng chất hữu cơ và amoniac. Sử dụng các chế phẩm sinh học có tác dụng ức chế vi khuẩn Vibrio spp.
Bệnh do ký sinh trùng: Sử dụng các loại thuốc trừ ký sinh trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tăng cường sức đề kháng cho tôm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn: Tạp Chí Thủy Sản