Thời điểm thích hợp để thay nước ao nuôi tôm

Mục tiêu thay nước ao nuôi

Việc thay nước cho tôm là một trong những công việc quan trọng của người nuôi. Mục tiêu của việc thay nước ao nuôi gồm:
Điều chỉnh nhiệt độ nước: Thay nước giúp điều hòa nhiệt độ nước ao nuôi, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, duy trì nhiệt độ nước trong phạm vi tối ưu cho sự phát triển và sức khỏe của tôm.
Ngăn chặn sự gia tăng độ mặn trong mùa khô: Thay nước để ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn quá mức, đặc biệt là trong mùa khô.
Tăng nồng độ ôxy hòa tan (DO): Hỗ trợ quá trình trao đổi chất của tôm và ngăn ngừa tình trạng thiếu ôxy.
Loại bỏ thực vật phù du dư thừa: Thay nước giúp kiểm soát quần thể thực vật phù du trong ao.
Giảm nồng độ chất dinh dưỡng: Quá trình thay nước giúp giảm nồng độ dinh dưỡng trong ao. Chất dinh dưỡng dư thừa có thể dẫn đến sự phát triển của tảo và gây ra các vấn đề sinh thái trong ao.
Giảm nồng độ Amoniac, Nitrat hoặc Nitrit: Việc thay nước đóng vai trò làm giảm nồng độ các chất có hại như amoniac, nitrat hoặc nitrit.
Loại bỏ sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất: Việc thay nước giúp loại bỏ các sản phẩm phụ trao đối chất tích lũy của tôm trong ao, ngăn cản sự tích tụ của các chất có thể gây hại. Chia sẻ
Thay thế nước bị mất do bay hơi hoặc rò rỉ: Ngoài việc duy trì chất lượng nước, việc thay nước còn có tác dụng thay thế lượng nước bị mất do bay hơi hoặc rò rỉ tự nhiên, giúp duy trì sự ổn định của lượng nước ao nuôi.
 

Các dấu hiệu về thời điểm thích hợp

Trước khi thay nước ao nuôi, căn nhận biết các dấu hiệu cho biết thời điểm thích hợp để thực hiện hành động này, bao gồm:
Độ pH tăng đáng kế > 0,5 hoặc cao hơn giới hạn quy định: Sự thay đổi đáng kể về độ pH cho thấy căn phái thay nước.
Thay đổi màu nước: Những thay đổi về màu nước, dù trở nên trong với độ trong trên 80 cm hay trở nên đục với độ trong dưới 30 cm, là những dấu hiệu cho thấy chất lượng nước ao cần được cải thiện thông qua việc thay nước.
Chất hữu cơ cao trong nước ao: Việc thay nước ao có thể giúp giảm bớt gánh nặng chất hữu cơ trong ao.
Giảm cảm giác thèm ăn của tôm: Thay đổi nước ao nuôi có thể tạo môi trường tốt hơn cho tôm, tăng cảm giác thèm ăn của chúng.
Sự xuất hiện của sinh vật phù du nở hoa: Thay nước giúp kiểm soát quần thể sinh vật phù du và ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.
Tỷ lệ tôm chết tăng: Nếu có sự gia tăng tỷ lệ tôm chết không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu cho thấy điều kiện nước ao cần được đánh giá và có khá năng thay nước.
Trầm tích dồi dào ở đáy ao: Thay nước giúp giảm lượng cận lâng và duy trì độ sạch đáy ao.
Hàm lượng Vibrio cao trong ao: Thay nước giúp giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh trong ao. Down... Goog...

Các nguyên tắc khi thay nước

Trước khi thay nước ao nuôi tôm:
Nguồn nước được cấp vào ao phải xử lý và được lọc qua tấm lưới nhỏ. Nước được đưa vào bể lắng. Bình Sau đó dùng Chlorine mục đích là để diệt khuẩn nước. Đồng thời, chạy quạt nước mạnh để hòa tan được hết lượng Clo dư còn tồn đọng lại.
Nên thay nước sau 30 - 40 ngày nuôi. Nên cấp thêm 10 - 20% lượng nước để ổn định môi trường nước. Lượng nước nên được thay đổi khoảng 10 - 30%, tỷ lệ này sẽ tăng dần khi lượng thức ăn tăng lên.
Sau khoảng 2 tháng thả nuôi, nên kiểm tra phần đáy ao nuôi và kiểm tra chất lượng nước ở phần đáy và khu vực thường xuyên cho tôm ăn để xác định tỷ lệ nước thay.
Khi độ trong < 20 – 25 cm: Màu nước có màu xanh đậm, nên thay một ít nước trong ao khoảng 10 - 20% kết hợp với bón vôi đen liều lượng 7 - 10 kg/ 1.000 m2 vào buổi sáng lúc trời mát.
Độ trong > 50 cm thì phải thay 10-15% lượng nước ao, bổ sung muối và các chất dinh dưỡng để tảo phát triển, sau đó bón lót phân cho ao.
 
 
Trong quá trình thay nước ao nuôi tôm:
Không nên thay nước quá nhanh và nhiều, tránh làm xáo trộn đến tôm.
Nên kiểm tra các thông số trong ao nuôi mỗi ngày như: Nồng độ DO, độ mặn, độ trong, nhiệt độ
Sau khi thay nước ao nuôi tôm cần kiểm tra và cân băng lại nước trong ao như: pH, độ kiềm, cho chạy quạt nước hết công suất để tăng tỷ lệ trao đồi nước. Trong trường hợp nếu nồng độ NO2 và khí NH3 lên cao thì việc chạy quạt nước giúp giảm nồng độ khí Amoniac về mức độ an toàn.
 
Nguồn: Tạp Chí Thủy Sản

Bài viết liên quan

03/10/24
Để bảo vệ tôm trong vuông nuôi trước nguy cơ ngập lụt

1. Tăng cường hệ thống bờ bao và đê điều Kiểm tra và gia cố bờ bao, đê ...

07/09/24
Diệt rong đá trong ao nuôi quảng canh

Rong đá có hại hay có lợi cho ao tôm quảng canh Rong đá, hay còn gọi là tảo ...

04/09/24
Các phương pháp bảo quản tôm tươi sau thu hoạch

Phương pháp sốc nhiệt Là phương pháp phổ biến nhất, được đánh giá cao ...

14/08/24
Kháng sinh trong nuôi tôm: Những điều cần biết

Kháng sinh là gì? Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp ...

20/07/24
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ AO NUÔI

Tiêu chuẩn, điều kiện ao nuôi - Nằm trong vùng quy hoạch của địa phương ...

16/07/24
Phòng bệnh mùa mưa cho tôm nuôi: Bí quyết bảo vệ ao tôm hiệu quả

Mùa mưa kéo dài với lượng nước lớn và biến động môi trường đột ngột ...

14/05/24
Biện pháp quản lý môi trường, chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa hiệu quả

Quản lý pH pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự ...

07/05/24
BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ TRIỆT ĐỂ

Nguyên nhân - Nhiễm vi khuẩn Vibrio spp: Khi chất lượng nước kém, mật độ ...

25/10/22
XỬ LÝ AO TÔM MẤT MÀU NƯỚC TRONG THÁNG NUÔI ĐẦU TIÊN

Xử lý ao tôm mất màu nước trong tháng nuôi đầu tiên. Hình minh họa ...